AHD VIỆT NAM
Thiết kế và Xây dựng

“Thiết kế xây dựng gồm thiết kế sơ bộ trong Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, thiết kế cơ sở trong Báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế kĩ thuật, thiết kế bản vẽ thi công trong giai đoạn thực hiện dự án và các bước thiết kế khác (nếu có) theo thông lệ quốc tế.”

Explore more ...

AHD VIỆT NAM
Dịch vụ An ninh bảo vệ

Ngày nay, có rất nhiều tòa nhà, chung cư, khu đô thị mọc lên rầm rộ. Và nhằm bảo đảm trật tự an ninh trong các tòa nhà này thì dịch vụ bảo vệ tòa nhà càng trở nên cần thiết hơn. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp đến độc giả những thông tin hữu ích về dịch vụ bảo vệ tòa nhà chuyên nghiệp. Hãy cùng tham khảo ngay sau đây.

Explore more ...

AHD VIỆT NAM
Dịch vụ Vệ sinh cảnh quan

Văn phòng là bộ mặt và giá trị thương hiệu của doanh nghiệp và là nơi làm việc của cán bộ, công nhân viên. Chính vì vậy, văn phòng cần phải được thiết kế hợp lý và thường xuyên vệ sinh văn phòng sạch sẽ để nâng cao năng suất làm việc đảm bảo sức khỏe cho nhân viên. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp, công ty nào cũng có đầy đủ nhân sự để thực hiện điều này. Thay vào đó, họ thường tìm đến các đơn vị cung cấp dịch vụ vệ sinh văn phòng chuyên nghiệp. Hãy cùng AHD VIỆT NAM tìm hiểu dịch vụ vệ sinh văn phòng trong bài viết này.

Explore more ...
image image image image
image image image

Outstanding Nổi Bậc FeaturesFeatures

Lorem Ipsum is simply dummy of printing and typesetting and industry. Lorem Ipsum been.

Outstanding Dịch Vụ ServicesServices

Lorem Ipsum is simply dummy of printing and typesetting and industry. Lorem Ipsum been.

Quản lý toà nhà, chung cư

DỊCH VỤ QUẢN LÝ & VẬN HÀNH TOÀ NHÀ, CHUNG CƯ

Read More

Bảo trì toà nhà, chung cư

DỊCH VỤ BẢO TRÌ TOÀ NHÀ, CHUNG CƯ

Read More

Vận hành hệ thống kỹ thuật

DỊCH VỤ KỸ THUẬT TOÀ NHÀ, CHUNG CƯ

Read More

An ninh bảo vệ

DỊCH VỤ AN NINH BẢO VỆ

Read More

Vệ sinh cảnh quan

DỊCH VỤ VỆ SINH CẢNH QUAN

Read More

Thiết kế và xây dựng

DỊCH VỤ THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG

Read More

Outstanding Lời Chứng Thực TestimonialTestimonial

Lorem Ipsum is simply dummy of printing and typesetting and industry. Lorem Ipsum been.

Outstanding Dịch Vụ ServicesServices

987654321

Quản lý bất động sản nghỉ dưỡng sau dịch – Làm sao để quản lý kinh doanh hiệu quả?

Quản lý bất động sản nghỉ dưỡng là vấn đề nhiều chủ đầu tư quan tâm. Mặc dù ảnh hưởng từ dịch Covid-19 thời gian vừa qua tác động không nhỏ tới thị trường bất động sản nghỉ dưỡng. Những đây cũng là một trong những tác nhân thúc đẩy phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng nở rộ và phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.

Nhất là sau ảnh hưởng từ dịch bệnh, vấn đề sức khỏe và môi trường sinh hoạt “xanh” ngày càng được nhiều người coi trọng hơn, điều này phần nào thúc đẩy các dự án bất động sản nghỉ dưỡng trở thành dòng sản phẩm đầu tư tiềm năng trong tương lai.

Bất động sản nghỉ dưỡng là phân khúc được chú ý nhiều trong tương lai

Trong nửa cuối năm 2021 thị trường bất động sản nghỉ dưỡng đã dần có những tín hiệu tích cực, nhiều dự án bất động sản nghỉ dưỡng có tiềm năng sinh lời cao cũng được dự đoán sẽ tăng mạnh trở lại sau khi kết thúc giãn cách do dịch Covid-19 mang lại.

Ở thời điểm hiện tại, Việt Nam cũng đã dần có kinh nghiệm ứng phó và phòng chống dịch bùng phát và lan rộng, điều này đồng nghĩa với việc những doanh nghiệp bất động sản cũng đang dần quen thuộc với trạng thái mới.

Nhiều doanh nghiệp bất động sản cũng đã xây dựng được các phương án chủ động hơn trong quản lý kinh doanh bất động sản như số hóa quản lý kinh doanh bằng phần mềm Landsoft để thực hiện mục tiêu kép là vừa phát triển kinh doanh, vừa đảm bảo chống dịch.

Bất động sản nghỉ dưỡng nở rộ sau dịch – Làm sao để quản lý kinh doanh hiệu quả?

Trong đó các doanh nghiệp bất động sản cũng nhận được ưu thế là lãi suất tiền gửi ngân hàng lúc này đang ở mức thấp, vì vậy doanh nghiệp bất động sản phần đông đều kỳ vọng dòng tiền từ nước ngoài sẽ đổ vào thị trường bất động sản nghỉ dưỡng, tạo thành tiềm năng phát triển cho nhiều dự án bất động sản nghỉ dưỡng.

+ Bất động sản nghỉ dưỡng ven biển phục hồi

Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng sẽ có dấu hiệu phục hồi sau khi ảnh hưởng từ dịch bệnh, khi mà hơn 70% du khách hiện nay vẫn ưu tiên lựa chọn biển là nơi nghỉ dưỡng và du lịch cho các kỳ nghỉ của mình. Đây cũng là lý do bất động sản nghỉ dưỡng ở ven biển trở thành dòng sản phẩm đầu tư tiềm năng và có khả năng sinh lời dài hạn rất cao.

+ Dòng sản phẩm Shophouse/ Shop Villa được chú ý

Bên cạnh bất động sản ven biển, các dòng sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng như  Shophouse/ shop villa cũng trở thành xu hướng đầu tư được giới kinh doanh địa ốc ưa chuộng.

2 dòng sản phẩm này có công năng đa dạng, vừa có thể cho thuê lại vừa có thể dùng làm  mini hotel, boutique hotel, thu hút các nhà đầu tư muốn đi sâu hơn vào mảng dịch vụ khách sạn.  Đây là dòng sản phẩm bất động sản mang lại môi trường nghỉ dưỡng tiện nghi và là dòng sản phẩm có tiềm năng tăng giá rất cao trong tương lai.

Đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng có an toàn?

Đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng hiện nay được xem là kênh đầu tư thông minh và an toàn được chú ý khá cao trên thị trường bất động sản. Đây cũng là kênh đầu tư bất động sản đảm bảo được sự an toàn, an nhàn và bền vững cho các nhà đầu tư, là sự lựa chọn lý tưởng khi bạn có tiền nhàn rỗi.

Đặc biệt là sau ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, vấn đề sức khỏe và môi trường sống được quan tâm nhiều hơn, tốc độ tăng trưởng du lịch dần tăng cao cũng khiến các dòng sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng càng thêm  “đắt giá” với tính thanh khoản tốt, tiềm năng sinh lời ổn định, an toàn.

+ Tiềm năng tăng giá cao

Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng hiện nay đang là phân khúc bất động sản có nhiều bước phát triển mạnh mẽ, tập trung chủ yếu ở những thành phố lớn như Nha Trang, Đà Nẵng, Phú Quốc,…Đây đều là những khu vực có lợi thế du lịch lớn, nở rộ nhiều dự án bất động sản nghỉ dưỡng lớn tới tiềm năng đầu tư tốt.

Phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng hiện tại mặc dù còn trầm lắng, nhưng đây lại là phân khúc được nhiều chuyên gia đánh giá là sẽ còn phát triển mạnh mẽ  hơn nữa để phục vụ nhu cầu thị trường và đem về nhiều lợi nhuận hơn nữa cho các nhà đầu tư.

+ Nhu cầu nghỉ dưỡng tăng cao sau dịch

Hiện tại mức sống của người dân ngày càng tăng cao, sau ảnh hưởng từ dịch bệnh thì vấn đề sức khỏe và nghỉ dưỡng càng được chú trọng, nhu cầu hưởng thụ của người dân cũng ngày càng lớn. Các loại hình du lịch mới xuất hiện: du lịch chữa bệnh, du lịch mua sắm, du lịch tâm linh,… Đó cũng chính là nguồn cung dồi dào cho cho thị trường bất động sản nghỉ dưỡng hiện nay.

+ Kinh doanh an nhàn

Khi đầu tư vào bất động sản nghỉ dưỡng, người đầu tư cũng không cần phải lo lắng tới vấn đề bảo trì, bảo dưỡng căn hộ, villa, shophouse … bởi những việc này đều được đơn vị quản lý dự án cùng chủ đầu tư hợp tác vận hành.

Lúc này chủ đầu tư sẽ phải tìm kiếm đơn vị quản lý vận hành uy tín để có thể đảm bảo được  dòng tiền khai thác khi cho thuê dự án được ổn định khi dự án đi vào vận hành, qua đó đảm bảo sản phẩm bất động sản của nhà đầu tư có thể hoạt động kinh doanh ổn định, phát triển bền vững và sinh lời đều đặn.

Làm sao để quản lý kinh doanh bất động sản nghỉ dưỡng hiệu quả?

Để đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng thành công, bên cạnh những yếu tố cốt lõi của dự án thì chủ đầu tư cũng cần phải chú ý tới vấn đề quản lý kinh doanh bất động sản nghỉ dưỡng sao cho hiệu quả. Nhất là sau ảnh hưởng bởi dịch bệnh thời gian qua, các dự án bất động sản nghỉ dưỡng càng cần phải đảm bảo được tính đặc thù để tạo niềm tin cho sản phẩm, cơ cấu sản phẩm hoàn thiện nhằm thu hút nhà đầu tư.

Điều này đòi hỏi chủ đầu tư ngoài việc đảm bảo hoàn thiện mọi tiện nghi, tiện ích của dự án, quy hoạch dự án tổng thể dự án bất động sản nghỉ dưỡng tốt thì còn cần phải có giải pháp quản lý kinh doanh dự án khoa học và ưu việt.

Phần mềm quản lý kinh doanh bất động sản nghỉ dưỡng Landsoft do DIP Việt Nam nghiên cứu và phát triển là giải pháp quản lý dự án bất động sản nghỉ dưỡng được hàng loạt các chủ đầu tư dự án lớn như FLC, Time Garden Việt nam, Vime Garden…ứng dụng để thắt chặt quản lý kinh doanh cho dự án bất động sản nghỉ dưỡng của mình.

Đây cũng là giải pháp quản lý toàn diện giúp chủ đầu tư có thể nắm bắt được tình hình toàn dự án, hỗ trợ đội ngũ nhân viên tư vấn có thể theo dõi và tiếp cận được khách hàng tiềm năng tốt hơn, không ngừng cập nhật được tình trạng dự án tới khách mua nhằm đảm bảo gây dựng niềm tin cho khách hàng cũng như uy tín của chủ đầu tư, tạo sức hút nổi bật cho dự án bất động sản nghỉ dưỡng.

Có thể nói đối với chủ đầu tư khi đầu tư dự án bất động sản nghỉ dưỡng thì không có cam kết nào hiệu quả hơn là hình ảnh và thương hiệu của chính bản thân chủ đầu tư được gây dựng từ sự hài lòng của khách hàng tại các dự án, từ đó đảm bảo tính thành công của dự án càng lớn hơn.

Quản lý kỹ thuật tòa nhà là gì? Mô tả công việc của nhân viên quản lý kỹ thuật tòa nhà

Quản lý kỹ thuật tòa nhà là ngành nghề dù mới nhưng lại rất được quan tâm hiện nay. Đây cũng là công việc phải bao quát toàn bộ hệ thống kỹ thuật trong tòa nhà. Tuy nhiên vẫn còn không ít người chưa thực sự hiểu được về công việc quản lý kỹ thuật, và vai trò của quản lý các trang thiết bị kỹ thuật bên trong tòa nhà ra sao?

Quản lý kỹ thuật là gì?

Nếu nói nhân viên kỹ thuật tòa nhà là người làm công tác vận hành hệ thống kỹ thuật, cơ điện để duy trì mọi hoạt động tòa nhà hiệu quả và an toàn, thì quản lý kỹ thuật chính là người bao quát toàn bộ hoạt động kỹ thuật cũng như hoạt động bảo hành, bảo trì kỹ thuật trong tòa nhà.

Đây là công việc vô cùng quan trọng nhằm đảm bảo cho cư dân, khách hàng trong tòa nhà điều kiện và môi trường sống tốt nhất.

Điều này có nghĩa, nhân viên trong bộ phận giám sát kỹ thuật không chỉ đơn thuần kiểm tra, đánh giá mức độ chất lượng hoạt động của máy móc thiết bị, tiến hành sửa chữa nếu như gặp trục trặc. Thay vào đó người làm giám sát kỹ thuật sẽ phải vận hành toàn bộ hệ thống kỹ thuật và cơ điện trong tòa nhà, đảm bảo duy trì mọi hoạt động của tòa nhà diễn ra hiệu quả nhất.

Với mỗi một tòa nhà có quy mô khác nhau thì bộ phận quản lý kỹ thuật sẽ hoạt động dưới mô hình phù hợp nhằm tạo điều kiện an toàn và hiệu quả nhất cho tòa nhà.

Tại sao tòa nhà cần phải quản lý kỹ thuật?

Tòa nhà nếu muốn vận hành ổn định và an toàn thì công tác quản lý kỹ thuật là vô cùng quan trọng. Đây cũng được xem là một trong những tiêu chí cốt lõi đảm bảo điều kiện sống và làm việc an toàn cho cư dân cùng khách hàng trong tòa nhà.

Hệ thống kỹ thuật tòa nhà bao gồm thang máy, an ninh, hệ thống cung cấp và truyền tải điện, nước  và hệ thống phòng cháy chữa cháy. Tất cả những hệ thống này đều là một phần thiết yếu bắt buộc tòa nhà phải quản lý cẩn thận, đảm bảo mọi bộ phận luôn hoạt động liên tục với tính an toàn cao.

Khi có nhân viên quản lý kỹ thuật, dù bất cứ hệ thống kỹ thuật nào gặp bất trắc thì cũng đã có đội ngũ kỹ thuật xử lý sự cố nhanh chóng và kịp thời, đảm bảo cho các hệ thống kỹ thuật trong tòa nhà có thể hoạt động bình thường trở lại.

Tất cả những điều này càng thêm nhấn mạnh vai trò của quản lý kỹ thuật trong tòa nhà là vô cùng quan trọng.

Hoạt động quản lý kỹ thuật diễn ra hàng ngày, có tầm quan trọng còn cao hơn rất nhiều so với việc bảo hành bảo trì kỹ thuật tòa nhà. Tòa nhà có bộ phận quản lý kỹ thuật tốt có thể mang lại nhiều ưu thế như:

+ Đảm bảo máy móc và thiết bị trong tòa nhà vận hành liên tục, các hệ thống thiết bị máy móc trong tòa nhà hoạt động trơn tru và không bị gián đoạn.

+ Đảm bảo tính an ninh, an toàn cho cư dân và khách hàng trong tòa nhà

+ Tiết kiệm chi phí vận hành tòa nhà

+ Tăng giá trị tòa nhà

Công việc của quản lý kỹ thuật tòa nhà làm những gì?

Quản lý kỹ thuật tòa nhà có công việc chủ yếu là quản lý và vận hành hệ thống kỹ thuật trong tòa nhà theo đúng quy trình của nhà cung cấp. Nhân viên giám sát kỹ thuật trong khi làm việc phải đảm bảo tuân thủ theo đúng hướng dẫn của nhà cung cấp nhằm đảm bảo các thiết bị kỹ thuật trong tòa nhà có thể hoạt động hiệu quả nhất.

Ngoài ra, nhân viên kiểm soát kỹ thuật còn đảm nhiệm các công việc:

+ Bảo trì, bảo dưỡng thiết bị kỹ thuật

Việc bảo trì và bảo dưỡng thiết bị kỹ thuật trong tòa nhà ban đầu là công việc của nhà cung cấp. Khi thiết bị kỹ thuật còn trong thời gian bảo hành thì nhà cung cấp sẽ có nhân viên kỹ thuật tới xử lý sự cố. Nhưng tới khi hết thời gian bảo hành, nhà cung cấp sẽ ủy quyền lại cho đơn vị quản lý tòa nhà.

Lúc này bộ phận quản lý kỹ thuật trong tòa nhà sẽ đảm nhiệm công việc bảo trì hệ thống kỹ thuật của tòa nhà.

+ Vận hành an toàn và đúng kỹ thuật toàn bộ hệ thống kỹ thuật tòa nhà

Trong đó nhân viên quản lý kỹ thuật tòa nhà phải thường xuyên kiểm tra,kiểm soát các hệ thống trang thiết bị tòa nhà như điều hòa, điện nước, phòng cháy chữa cháy, camera, hệ thống xử lý nước thải…. để đảm bảo các hệ thống hoạt động thông suốt theo đúng kế hoạch, quy trình, quy chuẩn an toàn và hiệu quả.

Đảm bảo hệ thống kỹ thuật trong tòa nhà được vệ sinh sạch sẽ, vận hành ổn định và hoạt động tốt, bảo dưỡng các thiết bị kỹ thuật trong tòa nhà đúng hạn bởi các nhà thầu chuyên nghiệp và tuân thủ theo yêu cầu của nhà sản xuất.

Theo dõi, khắc phục mọi sự cố phát sinh về quá trình vận hành của các thiết bị kỹ thuật trong tòa nhà.

+ Xử lý những sự cố bất trắc liên quan tới thiết bị kỹ thuật

Các thiết bị kỹ thuật trong tòa nhà khi sử dụng rất khó tránh khỏi những sự cố bất trắc có thể xảy ra,bao gồm các sự cố như mất điện, cháy nổ,  mất nước, rò rỉ và tắc đường ống dẫn nước, sự cố chập cháy điện, hư hỏng hệ thống điện nước hoặc thông gió điều hòa, sự cố hệ thống thiết bị phòng cháy chữa cháy, kẹt thang máy…., lúc này bộ phận kỹ thuật tòa nhà sẽ phải nắm rõ được tình hình hoạt động của các thiết bị kỹ thuật và khắc phục sự cố kịp thời, đảm bảo môi trường sống an toàn và thuận lợi cho cư dân cùng khách hàng trong tòa nhà.

+ Sửa chữa, thay thế các thiết bị kỹ thuật trong tòa nhà

Nhân viên kỹ thuật sẽ tổ chức lắp đặt, sửa chữa, thay thế các thiết bị kỹ thuật trong tòa nhà theo sự phân công của ban quản lý, giải quyết nhanh các vấn đề phát sinh liên quan tới kỹ thuật tòa nhà nhằm đảm bảo sự vận hành ổn định cho tòa nhà.

Ngoài ra, bộ phận giám sát kỹ thuật tòa nhà còn cần giám sát nhà thầu và các nhà cung ứng dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng, thay thế các hạng mục liên quan tới hệ thống thiết bị trong tòa nhà, đảm bảo các hoạt động này sẽ không làm ảnh hưởng tới kết cấu và hệ thống thiết bị chung của tòa nhà, đảm bảo an ninh, an toàn phòng cháy chữa cháy cũng như vệ sinh chung của tòa nhà.

Chủ động yêu cầu nhà thầu, nhà cung ứng sửa chữa ngay lập tức các hạng mục có thể gây nguy hại cho người và tài sản tại toà nhà và khu vực lân cận.

Lên lịch và báo cáo quản lý về  việc kiểm tra và thực hiện công việc bảo trì, bảo dưỡng, thay thế kỹ thuât…của nhà thầu, nhà cung ứng.

Lập các báo cáo định kỳ, checklist kỹ thuật: tuần/ tháng/ quý/ năm hoặc đột xuất theo yêu cầu của quản lý.

+ Hướng dẫn, giám sát nhà thầu thi công lắp mới hoặc di dời văn phòng, làm mới các hạng mục theo chỉ đạo của ban quản lý

Quản lý kỹ thuật cũng cần phải theo dõi và phê duyệt bản vẽ thi công của các nhà thầu khi thi công trang trí văn phòng, dọn dẹp văn phòng khách hàng, giám sát các nhà thầu thi công để đảm bảo bản vẽ đúng với kỹ thuật và kết cấu, sự an toàn theo đúng tiến độ đề ra.

+ Đảm bảo an toàn cho tòa nhà

Bộ phận quản lý kỹ thuật tòa nhà sẽ phải đảm bảo các thiết bị kỹ thuật trong tòa nhà vận hành an toàn, khắc phục sự cố kịp thời cũng như tổ chức huấn luyện và đào tạo cho chủ đầu tư và cư dân tham gia các chương trình tập huấn phòng cháy chữa cháy, hướng dẫn vận hành các thiết bị kỹ thuật trong tòa nhà an toàn và hiệu quả nhất.

Ngoài ra, quản lý kỹ thuật tòa nhà còn cần phối hợp với các đơn vị và bộ phận liên quan để xử lý các tình huống bất trắc kịp thời.

Nhân viên quản lý kỹ thuật tòa nhà cần đáp ứng những yêu cầu nào?

Thực tế thì công việc quản lý cần phải có sự bao quát nhưng cũng chú ý tới chi tiết tỉ mỉ các vấn đề kỹ thuật trong tòa nhà để đảm bảo sự hài lòng từ cư dân.

Điều này cho thấy nhân viên kỹ thuật cần phải am hiểu được các kiến thức và kỹ năng về các thiết bị kỹ thuật như điện, nước, phòng cháy chữa cháy, thang máy… đồng thời phải nắm rõ được các thủ tục pháp lý, hợp đồng thuê cùng với những vấn đề phát sinh khác thì vận hành hệ thống kỹ thuật cho tòa nhà.

Quản lý kỹ thuật tòa nhà là gì? Công việc của nhân viên quản lý kỹ thuật

Ngoài ra, nhân viên kiểm soát bộ phận kỹ thuật còn phải có kỹ năng đàm phán, có sự chu đáo và quan sát nhạy bén, có khả năng chịu áp lực cao, kỹ năng giải quyết vấn đề, lên kế hoạch cụ thể để đảm bảo công việc có thể triển khai theo đúng tiến độ

Giải pháp quản lý kỹ thuật tòa nhà thông minh bằng công nghệ

Ứng dụng công nghệ vào giám sát các thiết bị kỹ thuật đang được xem là giải pháp quản lý tối ưu cho các tòa nhà hiện nay. Trong đó các giải pháp phần mềm như Landsoft Control được đánh giá là giải pháp có thể giải quyết được mọi vấn đề mà tòa nhà đang gặp phải một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Khi sử dụng phần mềm để quản lý hệ thống thiết bị trong tòa nhà, ban quản lý sẽ không còn phải lo lắng làm sao để quản lý các thiết bị kỹ thuật trong tòa nhà hiệu quả và đảm bảo hệ thống kỹ thuật vận hành trơn tru, an toàn.

Quản lý kỹ thuật tòa nhà bằng phần mềm Landsoft Control mang lại nhiều ưu thế:

+ Giám sát và quản lý các thiết bị kỹ thuật trong tòa nhà toàn diện

Phần mềm hỗ trợ ban quản lý có thể giám sát và quản lý các thiết bị kỹ thuật trong tòa nhà liên tục, toàn diện và có tính xâu chuỗi. Thông qua hệ thống phần mềm, ban quản lý tòa nhà có thể quản lý được toàn bộ các dịch vụ bảo trì, sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị kỹ thuật trong tòa nhà.

Phần mềm hỗ trợ ban quản lý có thể quản lý từ xa toàn bộ các quy trình bảo trì trang thiết bị kỹ thuật, thời gian bảo hành bảo trì cũng như quản lý sửa chữa nội thất và thiết bị cho khách thuê, danh sách nhân sự phụ trách cùng với lịch làm việc, quá trình giao đầu mục công việc cho nhân viên kỹ thuật, quá trình xử lý công việc, tiến độ công việc… của nhân viên kỹ thuật. Mọi hoạt động đều sẽ được báo cáo tiến độ nhanh chóng và tức thì ngay trên hệ thống.

+ Quản lý nhân sự kỹ thuật 

Chất lượng nhân sự kỹ thuật trong tòa nhà sẽ đảm bảo được hoạt động quản lý kỹ thuật tòa nhà diễn ra đúng quy trình và đảm bảo tòa nhà được vận hành an toàn, hiệu quả.

Trong đó phần mềm Landsoft Control sẽ quản lý công việc, hiệu suất công việc của từng nhân sự, giúp người quản lý đánh giá năng lực nhân sự chính xác nhất. Điều này sẽ đảm bảo nguồn nhân lực có chất lượng tốt.

Những điều bạn cần biết về Thông tư 02 quản lý vận hành tòa nhà chung cư

Những nội dung về quản lý và sử dụng nhà chung cư trong thông tư 02 chung cư

Trong thông tư số 02, nhà chung cư phải được sử dụng đúng với công năng, mục đích thiết kế cũng như nội dung dự án mà đã được chính quyền liên quan phê duyệt trước đó. Tại các tòa nhà chung cư, việc sử dụng và quản lý phải tuân thủ nội quy của từng nhà chung cư cũng như quy định về nhà ở, quy chế về pháp luật có liên quan.

Ngoài ra, cư dân sống trong nhà chung cư cần phải đóng kinh phí quản lý vận hành theo thỏa thuận với đơn vị quản lý nhà chung cư dựa trên cơ sở pháp luật về nhà ở. Kinh phó quản lý vận hành, bảo trì phần sở hữu chung trong tòa nhà phải được chi tiêu đúng mục đích, công khai và minh bạch theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, ban quản trị nhà chung cư cũng có quyền đại diện cho các chủ sở hữu trong tòa nhà để thực hiện các quyền và trách nhiệm liên quan tới quản lý, sử dụng nhà chung cư. Những tranh chấp và khiếu nại tới việc quản lý và sử dụng nhà chung cư sẽ được giải quyết theo quy định của Luật Nhà Ở.

Những điều bạn cần biết về Thông tư 02 quản lý vận hành tòa nhà chung cư

Những nội dung về quản lý, sử dụng nhà chung cư sẽ bao gồm:

+ Nội dung bàn giao và lưu trữ hồ sơ nhà chung cư : Chủ đầu tư nhà chung cư phải lập và lưu trữ hồ sơ về nhà ở, sau đó chủ đầu tư sẽ bàn giao hồ sơ cho ban quản trị nhà chung cư theo đúng thời hạn quy định. Ban quản trị cùng chủ đầu tư cũng cần phải kiểm đếm trang thiết bị trong tòa nhà trước khi bàn giao.

+ Quản lý sở hữu riêng trong nhà chung cư: Nhà chung cư sẽ có những phần diện tích cùng với các thiết bị thuộc sở hữu riêng của chủ sở hữu. Người sở hữu diện tích riêng cần phải đảm bảo phần sở hữu riêng đúng với công năng thiết kế cùng với mục đích sử dụng đã được phê duyệt, không làm ảnh hưởng tới sở hữu riêng của các chủ sở hữu khác.

+ Diện tích sở hữu chung trong nhà chung cư sẽ thuộc sở hữu chung của cả tòa nhà, phần diện tích chung này sẽ phải được dùng đúng mục đích và đúng với công năng thiết kế đã được phê duyệt. Cư dân trong tòa nhà cũng có trách nhiệm cùng quản lý phần sở hữu chung.

+ Chỗ để xe nhà chung cư là phần diện tích sở hữu chung, phải tuân theo đúng mục đích sử dụng đã được phê duyệt trước đó.

+ Tòa nhà chung cư cần xây dựng nội quy quản lý tòa nhà, và cư dân cùng khách thuê trong tòa nhà phải tuân thủ đúng nội quy mà ban quản lý nhà chung cư ban hành.

Làm sao để tổ chức quản lý  và sử dụng nhà chung cư hiệu quả?

Nhà chung cư muốn vận hành ổn định và hiệu quả cần phải được tổ chức quản lý và sử dụng một cách khoa học. Trong đó đơn vị quản lý nhà chung cư sẽ do cư dân và ban quản trị trong tòa nhà quyết định.

Những điều bạn cần biết về Thông tư 02 quản lý vận hành tòa nhà chung cư

Bên cạnh đó, để quản lý vận hành tòa nhà chung cư ổn định, ban quản lý, cư dân cùng với ban quản trị tòa nhà cần phải:

+ Quản lý và vận hành các thiết bị kỹ thuật trong tòa nhà như hệ thống thang máy, máy bơm nước, máy phát điện, hệ thống phòng cháy chữa cháy, các thiết bị dự phòng cùng với các thiết bị khác thuộc phần sở hữu chung của nhà chung cư.

+ Triển khai bảo trì nhà chung cư định kỳ, duy trì hệ thống an toàn trong tòa nhà. Chủ sở hữu nhà chung cư sẽ có trách nhiệm bảo trì phần sở hữu riêng và đóng góp kinh phí để bảo trì phần sở hữu chung trong tòa nhà.

+ Riêng với phần xây dựng nhà chung cư, việc bảo trì phải do đơn vị có năng lực theo đúng quy định của pháp luật về xây dựng thực hiện, việc bảo trì các hệ thống thiết bị cũng phải do đơn vị có năng lực tương ứng thực hiện.

+ Tòa nhà chung cư khi chưa tổ chức họp hội nghị nhà chung cư lần đầu, việc bảo trì những diện tích sở hữu chung sẽ được thực hiện theo quy trình bảo trì tại Điểm b và Điểm c Khoản 2 Điều 5 của quy chế trong thông tư 02.

+ Tòa nhà chung cư khi đã tổ chức hội nghị nhà chung cư lần đầu, việc bảo trì phần sở hữu chung của tòa nhà sẽ do nhiều chủ sở hữu (hoặc ban quản trị do cư dân trong tòa nhà bầu ra) thực hiện theo đúng quy trình tại  Điểm b, Điểm c Khoản 2 Điều 5 của Quy chế này và kế hoạch bảo trì hàng năm do hội nghị nhà chung cư thông qua theo quy định của Quy chế này.

Ban quản trị nhà chung cư cần phải làm những gì?

Với những tòa nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu cần phải thành lập ban quản trị theo đúng quy định của Luật Nhà Ở. Trong đó ban quản trị là tổ chức có tư cách pháp nhân, có con dấu và hoạt động theo đúng mô hình ban quản trị đã quy định tại khoản 1, điều 18.

Những điều bạn cần biết về Thông tư 02 quản lý vận hành tòa nhà chung cư

Ban quản trị nhà chung cư sẽ được bầu trong hội nghị nhà chung cư. Quy chế hoạt động và quy chế thu – chi tài chính của ban quản trị phải được thông qua tại hội nghị nhà chung cư, đảm bảo công khai, minh bạch và tuân thủ quy định.

Các thành viên trong ban quản trị sẽ tự thống nhất phân công thực hiện các quyền và trách nhiệm trong tòa nhà chung cư tại khoản 2, điều 41. Trong đó ban quản trị cần phải thực hiện các công việc sau:

+ Thiết lập tài khoản hoạt động của ban quản trị, lập tài khoản quản lý kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của tòa nhà theo đúng quy định của pháp luật về nhà ở.

+ Ban quản trị sẽ đôn đốc, nhắc nhờ người sử dụng nhà chung cư cùng với các chủ sở hữu trong tòa nhà tuân thủ quy định, quy chế sử dụng nhà chung cư.

+ Quản lý, sử dụng và báo cáo thu chi kinh phí quản lý vận hành, kinh phí bảo trì các phần sở hữu chung trong tòa nhà với hội nghị nhà chung cư.

+ Chấp hành, đưa ra quyết định giải quyết và xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thực hiện quyền và trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

+ Thu thập, tổng hợp ý kiến của cư dân sở hữu trong tòa nhà, phối hợp với chính quyền địa phương để giữ an ninh, an toàn bên trong tòa nhà chung cư.

+ Thực hiện các quyền và trách nhiệm khác được quy định trong quy chế hoạt động nhà chung cư, bao gồm quy chế thu – chi tài chính.

+ Chịu trách nhiệm trước cư dân trong tòa nhà về nhiệm vụ được giao.

+ Ký hợp đồng cung cấp dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư với chủ đầu tư hoặc đơn vị quản lý có năng lực.

Đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư phải thực hiện những công việc nào?

Đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư là tổ chức hoặc doanh nghiệp có chức năng, năng lực quản lý vận hành nhà chung cư trong quy định tại khoản 1, điều 28. Trong đó đơn vị quản lý nhà chung cư cần phải thực hiện các công việc sau:

+ Quản lý vận hành nhà chung cư theo đúng quy định của quy chế quản lý nhà chung cư, tuân thủ theo hợp đồng dịch vụ quản lý vận hành đã ký với ban quản trị hay người đại diện quản lý nhà chung cư

+ Thực hiện bảo trì nhà chung cư, bảo trì các phần sở hữu chung hoặc giám sát đơn vị nhà thầu bảo trì.

+ Ký kết các hợp đồng phụ với đơn vị cung cấp dịch vụ và tiện ích trong quản lý vận hành tòa nhà, giám sát chất lượng dịch vụ của các nhà thầu cung cấp dịch vụ.

+ Thông báo bằng văn bản về thu, nộp các kinh phí iên quan cùng các nội dung cần chú ý cho người sử dụng nhà chung cư.

+ Thu kinh phí dịch vụ theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng ký kết với các chủ sở hữu và người sử dụng nhà chung cư, chi trả thù lao cho các thành viên ban quản trị theo quyết định.

+ Công khai các công tác quản lý vận hành nhà chung cư với ban quản trị.  Phối hợp với Ban quản trị nhà chung cư để giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình quản lý vận hành.

+ Thực hiện các quyền và trách nhiệm khác theo thỏa thuận trong hợp đồng và theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, đơn vị quản lý nhà chung cư cần phải đáp ứng đủ năng lực và chức năng theo quy định gồm:

+ Phải có tổi thiểu các phòng hoặc bộ phận chuyên môn nghiệp vụ như kỹ thuật, bảo vệ, an ninh, lễ tân, vệ sinh, môi trường, dịch vụ.

+ Thành viên ban quản lý phải có kiến thức và trình độ chuyên môn tương ứng với vị trí công việc, có giấy chứng nhận đào tạo.

Giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư cũng cần phải tuân thủ theo quy định trong điều 106 của Luật nhà ở, căn cứ vào từng nhà chung cư dựa trên cơ sở thỏa thuận với đơn vị quản lý vận hành. Kinh phí quản lý có thể đóng hàng tháng hoặc định kỳ.

Contact Me on Zalo
0961046699